Virus Corona sẽ thay đổi bóng đá như thế nào?

706

Đại dịch Corona trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất mà bóng đá chuyên nghiệp từng đối mặt. Việc các giải đấu vẫn chưa thể khẳng định ngày trở lại cũng như kết thúc, thế giới bóng đá khó có thể trở lại bình thường trong một thời gian dài.

Các sân vận động kín người chỉ trở lại một khi người dân đều an toàn, nghĩa là khi đã có vắc-xin. Một vắc-xin thông thường sẽ trở nên phổ biến sau 18 tháng xuất hiện, điều đó có nghĩa mùa giải tới chắc chắn khởi tranh trong những sân vận động vắng người.

Trong khi đó, nhiều cổ động viên sẽ ngưng hợp đồng thuê bao truyền hình, trả phí và vé mùa; các công ty từ bỏ tài trợ áo đấu cũng như suất ở khu VIP trên sân, một vài nhà tài phiệt bỏ rơi CLB bù đắp những khoản thất thu trong kinh doanh.

Liệu các đội bóng có biến mất?

Một số đội bóng lớn đang bị đe dọa phá sản nhưng điều đó không có nghĩa những CLB này sẽ biến mất vĩnh viễn. Phá sản là cụm từ phổ biến trong bóng đá tuy nhiên sự biến mất lại không thường xảy ra.

Schalke 04 là đội bóng đứng trước nguy cơ phá sản

Trong suốt dòng chảy lịch sử, hầu hết CLB đều trải qua thời kỳ eo hẹp tài chính. Dù không thống kê nhưng có thể hiểu ‘phá sản’ vẫn thường xảy đến với những CLB nhỏ. Có 35 CLB mất khả năng thanh toán ở 4 hạng đấu cao nhất nước Anh từ 2003 đến 2014. Cũng như các cuộc khủng hoảng trước đây, các CLB có nguy cơ cao nhất khi họ phụ thuộc vào doanh thu đến từ từng vòng đấu (vé, nhượng quyền, bán hàng…) nhiều hơn thu nhập từ truyền hình. Nếu bóng đá trở lại trong sân vận động không có người, các CLB vẫn có thu nhập tiền tỉ từ truyền hình, nhưng ở các giải đấu thấp hơn, thu nhập từ khán giả đến sân mới mang tính sống còn, và trong thực tiễn, việc giải cứu những CLB này là thứ cuối cùng chúng ta nghĩ tới khi đại dịch được khống chế.

Tuy nhiên hầu hết các CLB vẫn tồn tại sau khi đã phá sản. Thường thì chính quyền địa phương sẽ bảo lãnh hoặc một ông chủ mới sẽ tiếp nhận CLB. Các CLB ở Anh thường dùng cách gọi “chim phượng hoàng” để chỉ những CLB phá sản nhưng sau đó trở lại với một chủ sở hữu mới. Bằng cách đó, hình ảnh CLB giống như phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn.

Tất cả các CLB của Anh đều đã sống sót sau Đại Suy Thoái, Thế Chiến thứ hai, những cuộc suy thoái lớn nhỏ diễn ra đều đặn, những ông chủ tham lam, những tay quản lý tệ hại và cả cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Họ sẽ tiếp tục sống sót sau đại dịch coronavirus.

Ai sẽ cứu các CLB?

Các ông chủ, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và du lịch, sẽ tổn thất nặng và có lẽ họ không còn sẵn lòng chi tiền để hỗ trợ cho CLB nữa. Nhưng ở Anh và Ý, luật cho phép mọi người đều có quyền sở hữu CLB, dẫn đến có rất nhiều người mua mới đang chờ trước cửa. Rốt cuộc, đây trở thành thời điểm tốt nhất để chọn mua một CLB với giá rẻ. Việc Quỹ Đầu tư công Ả Rập Saudi tiếp quản Newcastle United có thể sẽ là động thái đầu tiên trong một chuỗi những động thái như vậy.

Thái tử Ả Rập vừa mua lại CLB Newcastle

Một nhóm nhà đầu tư toàn cầu, trong đó có một công ty Mỹ, đang đề nghị với bóng đá Anh một khoản cứu rỗi trị giá 1 tỷ bảng. Nhóm đầu tư sẽ nhận lãi từ số tiền đã bỏ ra hoặc chuyển đổi thành cổ phần. Rõ ràng, những nhà đầu tư này rất tự tin vào việc bóng đá hồi phục trở lại.

Ở những quốc gia như Đức và Pháp, chính quyền địa phương sẽ cứu các CLB. Nhưng ở nhiều nơi khác, cầu thủ mới là vị cứu tinh. Dù không phải là giới giàu nhất trong thế giới bóng đá, nhưng sự thịnh vượng của cầu thủ luôn được công chúng nhìn thấy. Vào thời điểm mà hàng triệu người đang mất việc, các CLB sẽ cố gắng công khai tên tuổi những cầu thủ ‘đáng hổ thẹn’ nào không chịu cắt giảm lương. Szymanski đề nghị một giải pháp: các CLB giữ lại phần lương của các cầu thủ để chi tiêu cần thiết, trước khi trả lại toàn bộ (hoặc ít nhất một phần) trong tương lai khi bóng đá thực sự hồi phục.

Các CLB giàu hơn cũng chịu áp lực phải trợ cấp cho những CLB khốn khó hơn. Tại Đức, các CLB tham dự Champions League – Bayern Munich, Borussia Dortmund, RB Leipzig và Bayer Leverkusen – đã hứa hẹn trợ cấp hàng triệu euro với các CLB hạng thấp.

Thị trường chuyển nhượng sẽ sụp đổ?

Các CLB cận mức phá sản sẽ buộc phải bán những cầu thủ tốt nhất với giá phải chăng, một cơ hội không thể tốt hơn cho các CLB đang có sẵn tiền mặt trong tay. Hãy nghĩ về Ajax hoặc Chelsea, lệnh cấm chuyển nhượng hè năm ngoái có vẻ như đã trở thành một điềm lành: CLB đã sẵn tiền để chi tiêu khi giá trị cầu thủ xuống mức thấp nhất. Có một câu nói phổ biến trong thời kỳ suy thoái: “tiền mặt là vua”, bởi vì bất kỳ ai có tiền trong túi vào thời kỳ này đều có thể mua tài sản với giá rẻ.

Giá trị các cầu thủ sẽ giảm so với trước cơn dịch bệnh

Một câu nói khác là “trở về với chất lượng” – khi nguồn vốn hạn hẹp, người ta có khuynh hướng chi tiêu vào những thứ đáng tin cậy hơn là nhiều rủi ro. Trong bóng đá, thứ rủi ro chính là những cầu thủ có tài năng nhưng không thể thường xuyên ra sân hoặc thiếu ổn định. Các CLB chỉ đánh cược với họ trong thời gian ổn định. Barcelona đã mua Ousmane Dembele với giá 105 triệu euro hồi năm 2017 nhưng giờ thì họ đang chật vật tìm đối tác mua lại với chỉ phân nửa số tiền bỏ ra.

Một bước ngoặt khác có thể xảy ra trong bối cảnh thế giới bóng không ai có sẵn tiền mặt: các CLB sẽ không nhả người với giá thấp, trừ phi họ bắt buộc phải làm điều đó; nhưng ai sẽ mua khi không có CLB nào đủ tiền để chi đậm. Chủ tịch Barcelona, Josep Maria Bartomeu, dự đoán sẽ nhiều vụ trao đổi cầu thủ xảy ra. (Có thể liên quan đến chính CLB mà Bartomeu đang điều hành: cách duy nhất mà Barca đưa Neymar quay về là trả lại Paris Saint Germain một số cầu thủ vì họ không có 200 triệu euro mà PSG muốn).

Cũng sẽ có nhiều cầu thủ ra đi với dạng cho mượn kèm điều kiện mua đứt. Những CLB khấm khá hơn sẽ mượn cầu thủ đang nhận mức lương cao từ những CLB khó khăn hơn, trước khi mua đứt vào hè năm sau khi nền kinh tế bóng đá ổn định trở lại.

Bất kỳ CLB nào có đủ tài chính để vượt qua khủng hoảng sẽ tránh tối đa việc bán người cho đến hè 2021, khi giá cầu thủ tăng trở lại như trước đại dịch. Vụ chuyển nhượng lớn nhất được dự kiến sẽ là Kylian Mbappe chuyển đến Real Madrid có thể sẽ dời lại thêm một năm vì lý do này.

Nhiều cầu thủ ở những hạng đấu thấp nhất đứng trước nguy cơ cùng nhau rời khỏi nền công nghiệp bóng đá, đặc biệt là những người nhận lương cao mà hợp đồng sắp đáo hạn. Trong số họ, có rất ít người đã kiếm đủ tiền để nghỉ hưu và vì thế, họ sẽ gia nhập đội quân thất nghiệp, hoặc làm việc trong các cửa hàng của CLB, hoặc bộ phận tiếp thị, hoặc bán bánh mì kẹp thịt trước sân trong ngày diễn ra trận đấu.

Bóng đá sẽ trở lại như thế nào?

Bóng đá sẽ đánh bại virus corona. Sự hồi phục hoàn toàn cầu thời gian – ai mà biết được đến khi nào thì 60 nghìn cùng nhau ở trong sân vận động mới an toàn trở lại? – nhưng tất cả các CLB có thể tồn tại ít nhất trong vòng 3 năm nữa.

Hạnh phúc thay, bóng đá không cần nhiều tiền để tồn tại dù môn thể thao đã bước vào đại dịch với những con số cao nhất mọi thời đại. Tổng doanh thu của các CLB châu Âu ở mùa giải 2017-2018 là 28.4 tỷ bảng, theo ước tính của công ty tư vấn kinh doanh Deloitte. Năm ngoái, con số này chắc chắn còn cao hơn.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng đại dịch có ảnh hưởng lâu dài và thảm khốc đối với ngành công nghiệp tới mức sụt giảm phân nửa doanh thu. Sự sụt giảm đó chỉ kéo các CLB quay về mùa giải 2008-2009, khi doanh thu là 15,7 tỷ euro (một lần nữa theo Deloitte). Các CLB sẽ ứng phó được. Họ đã sống tốt ngay trước kỷ nguyên mà truyền hình trả tiền mang đến nguồn thu khổng lồ. Tất cả những gì họ cần để tồn tại là sống bằng những gì họ thực sự có. Vì chi tiêu lớn nhất của họ là tiền lương, đồng nghĩa cầu thủ phải giảm lương.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *